Neo Thuyền ở Luân Đôn

Hội Người Già Việt Nam tại Lambeth thiết lập chuyên mục Neo Thuyền ở Luân Đôn chủ yếu nhằm để ghi lại và chia xẻ những câu chuyện cực kỳ cảm xúc lòng người của đồng bào người Việt và người Việt gốc Hoa đến định cư ở Luân Đôn (và đặc biệt là ở Lambeth) với tư cách là người tị nạn vào thời kỳ cuối của thập niên 1970 và suốt thời kỳ thập niên 1980.

Là những người thuộc nhóm tuổi khác nhau, nhiều người trong số họ đã từng chứng kiến những sự kiện lịch sử xẩy ra ở Việt Nam từ ngày Thế chiến thứ hai kết thúc, gồm cuộc chiến tranh chống Pháp, hai miền Nam Bắc chia cắt, cuộc chiến tranh chống Mỹ, cuộc chiến tranh chống Trung Quốc,  cuộc tấn công của Việt Nam vào Campuchia và cuộc ra đi của hàng chục vạn người tị nạn sau khi hai miền thống nhất dưới chế độ Cộng Sản vào năm 1975.

Ngoài những hồi ức về “cuộc sống ở Việt Nam”, nhiều người tham gia chuyên mục còn kể lại câu chuyện của chuyến đi đầy phong ba và nguy hiểm của họ để đến nước tị nạn đầu tiên ở Đông Nam Á, và những sự kiện mà họ đã từng trải qua từ ngày đến làm ăn sinh sống ở nước Anh.

Chuyên mục này đồng thời còn sưu thập những câu chuyện được các bạn trẻ kể lại, họ là người Anh gốc Việt đã lớn lên trên đất nước này. Đối với những người thuộc thế hệ trẻ, chúng tôi tập trung vào ký ức của họ về quá trình sinh sống và trưởng thành ở Luân Đôn, tầm quan trọng của văn hóa Việt Nam trong việc giúp họ nhận thức thân phận của mình và trong cuộc sống hàng ngày, và những ý nghĩ của họ về việc trước đây phụ huynh họ đã quyết định rời khỏi Việt Nam ra đi.

Neo Thuyền ở Luân Đôn là chuyên mục do Quĩ Xổ Số Di Sản (Heritage Lottery Fund) tài trợ, được thực hiện trong kỳ hạn hơn hai năm dưới sự điều khiển của một giám đốc chuyên mục và một nhóm nhân viên tình nguyện gồm người Anh lẫn Việt. Chuyên mục này đã ghi được 23 cuộc phỏng vấn có hình video và đồng thời phát hành một cái đĩa DVD, một cuốn sách tư liệu mỏng và một trang web.

Chúng tôi hy vọng rằng, những tác phẩm được ra mắt bởi chuyên mục này sẽ góp phần vào việc gìn giữ di sản lịch sử truyền miệng của cộng đồng người Việt ở Lambeth cho các thế hệ mai sau, đồng thời giúp cộng đồng các dân tộc anh em ở Luân Đôn nói riêng và nước Anh nói chung, hiểu biết về những câu chuyện thật phi thường của bà con đồng bào thuộc dân tộc thiểu số này.

Ghi chú: Phần văn kiện lịch sử của chuyên mục này là do nhóm nhân viên chuyên mục sưu tầm và biên soạn. Để cố gắng thực hiện được một quan điểm khách quan khi trình bày các sự kiện lịch sử, trong quá trình sưu tầm tài liệu, nhân viên đã dựa vào nhiều cuốn sách, nhiều bài viết tạp chí học thuật và bài tường thuật có từ các phương tiện truyền thông đại chúng.

Một số những cuốn sách được dùng để tham khảo gồm: “Việt Nam: Lịch sử của một đất nước” của Stanley Karnow; “Lịch sử của Việt Nam” của Justin Corfield; “Cuộc Chiến tranh Việt Nam” của Mark Atwood Lawrence; “Cuộc Chiến tranh Mỹ” của Jonathan Neale; “Điều khoản cho Nơi ẩn náu” của W Courtland Robinson; “Các cuộc chiến tranh Việt Nam” của Marilyn B. Young; “Chạy thoát ra khỏi Bạo lực”của Aristide R. Zolberg, Astri Suhrke và Sergio Aguayo; “Đông Nam Á” của Milton Osborne; “Tình hình sau cuộc đấu tranh của Campuchia và Việt Nam” của John Pilger và Anthony Barnett và “Lịch sự tóm tắt của Campuchia” của John Tully.  Trong số bài viết trên các tạp chí học thuật và bài tường thuật truyền thông đại chúng được tham khảo gồm: “Tống cổ Việt Minh: Nước Anh đã làm gì để Pháp tái chiếm miền nam Đông Dương” của J Springhall và bài đăng online của BBC  “Tại sao nhiều thiếu niên mất tích ở nước Anh là người Việt Nam?” Trở lại trang Chuyên mục.

  • 001Father Simon Project "The project is important because people need to know the truth. Our stories are the truth and it's important that future generations know what happened." Father Simon [right], a Vietnamese Catholic priest and former refugee who now works with the Vietnamese Catholic community in east London.
  • 002 Mr Trung Project "From the time I saw the American soldiers throwing chewing gum to children from their jeeps I hated them. The children scrambled and fought for the chewing gum. It was demeaning. Why couldn't the Americans have stopped their jeeps for a few seconds and just handed out the chewing gum?" Mr Trung [right], a Catholic and former refugee currently working as a builder.
  • 009 Project Photo of young British Vietnamese woman in her garden in London. Photo by Anna Nguyen, a volunteer on the Anchored in London project.
  • 010 Project Photo of Vietnamese woman at home in London. Photo by Anna Nguyen, a volunteer on the Anchored in London project.
  • Project 1 Project volunteers Anna Nguyen and Tam Nguyen interviewing news reader/journalist Jon Snow on his experience of reporting on the Vietnamese refugee crisis.
  • Project 2
  • Project 3 News reader/journalistJon Snow with Le Ho, Tam Nguyen and Anna Nguyen after Jon's interview.